Hơn 100 tác nhân gây bệnh có liên quan đến ruồi, trong đó có vi khuẩn Salmonella, Staphylococcus, vi khuẩn E. coli và Shigella. Những tác nhân này có thể gây bệnh ở người và động vật, bao gồm cả bệnh sốt thương hàn, tả, lỵ trực tràng và viêm gan.
Để có được bữa ăn an toàn, ngon miệng và tránh dịch bệnh theo đường tiêu hóa do ruồi truyền, chúng ta cần tích cực phòng chống, diệt ruồi một cách nhanh chóng.
Hiểu biết về loài Ruồi
Một số tập tính của ruồi
– Ruồi nhà: có màu xám, dài 6 – 9 mm với 4 viền đen ở ngực. Ruồi họat động chủ yếu vào ban ngày khi chúng ăn và giao phối, về đêm bình thường ruồi đậu yên. Ban ngày, khi không tìm thức ăn, ruồi thường trú đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, cũng như ngòai bờ rào, hần nhà xí, thùng rác, dây phơi quần áo, thảm cây thấp.
– Ruồi có vòi cấu tạo: theo kiểu liếm hút, khi không ăn vòi được gập vào ổ miệng. Ngực ruồi có 3 đôi chân, 1 đôi cánh mỏng với 5 gân dọc. Chân gồm nhiều đốt, có lông, đốt cuối bàn chân có đệm móng và tuyến tiết dịch. Bụng ruồi có 5 khoang, ruồi cái có ống dẫn trứng thường kéo dài ra khi đẻ và co lại sau đẻ. Trong điều kiện ấm áp, một tháng có khoảng hai đến ba thế hệ ruồi được sinh ra.
– Ruồi có vòng đời: biến thái qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng (giòi),thanh trùng (nhộng) và ruồi trưởng thành. Chỉ vài giờ sau nở ruồi có thể giao phối và đẻ trứng sau vài ngày.
Ảnh hưởng của ruồi đối với sức khỏe cộng đồng:
– Khi ruồi nhiều quá nó sẽ gây rất khó chịu cho con người làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi với chất bẩn mang trên thân, chân, vòi … làm bẩn nhà cửa, đồ đạc. Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh.
– Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn. Mầm bệnh có thể dính bề mặt ngòai cơ thể ruồi và có thể được nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống …
– Mùa hè ruồi sống khoảng 18-20 ngày, mùa đông sống lâu hơn, có thể đến 4 tháng.